Có một câu anh nghĩ phải giải thích:
Ngỡ đất vừa dậy sương
Ngỡ đất vừa dậy sương
Thường thì chúng ta nói sương rơi, sương
xuống, sương buông, sương sa v.v... nghĩa là sương từ trên trời xuống. Đó là
hiện tượng tự nhiên thường thấy. Nhưng có một
hiện tượng khác về sương: nó xuất hiện là là mặt đất. Ai ở thôn quê hay nhất là
vùng núi sẽ thường thấy, vào lúc hoàng hôn, sương xuất hiện có vẻ như từ đất
lên. Hồi nhỏ anh đi tản cư sống trong vùng núi, ăn cơm chiều
xong trời chưa tối, mấy anh chị em thường đi dạo ở chân núi. Sương ở núi nhiều
lắm, nhưng buổi chiều xuất hiện trước tiên ở các lùm cây ven núi, từng đám
trắng trắng như từ đất lên, bám vào cây. Ở đồng bằng cũng
thường thấy hiện tượng này, buổi chiều chạng vạng tối nhìn ra cánh đồng thường
thấy sương xuất hiện một giải vắt ngang ruộng lúa trong khi bầu trời chiều hãy
còn trong trẻo.
Cho nên khi đọc câu Nghi thị địa
thượng sương anh liên tưởng ngay đến loại "sương bay là là mặt
đất" này, nên mới diễn là Ngỡ đất vừa dậy sương. Đất dậy sương nghe có vẻ vô lý, nhưng lại hợp với địa thượng sương.
m
m