Wednesday, September 17, 2014

GIỚI THIỆU CUỐN KỶ YẾU TRIỂN LÃM VÀ HỘI THẢO VỀ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN


Nguồn gốc
Tự Lực Văn Đoàn là một tổ chức hoạt động để đổi mới văn học Việt Nam từ năm 1932 đến 1945. Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Hưng Quốc cho đây là văn đoàn quan trọng nhất trong suốt một ngàn năm qua của nước Việt Nam.

Nhằm kỷ niệm đúng 80 năm thành lập Tự Lực Văn Đoàn (1933-2013) lần đầu tiên tại hải ngoại một cuộc triển lãm và hội thảo về Tự Lực Văn Đoàn với hai tờ báo Phong Hóa, Ngày Nay và nhà xuất bản Đời Nay được tạp chí mạng Diễn Đàn Thế Kỷ tổ chức quy mô trong hai ngày 6 và 7 tháng Bảy năm 2013 tại nhật báo Người Việt, thành phố Westminster, Nam California, với sự tham dự đầy đủ gia đình của sáu thành viên đầu tiên: Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thế Lữ, Tú Mỡ, Thạch Lam, cộng với gia đình của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường, nhà cải cách y phục phụ nữ Việt Nam, đã giữ mục này trên báo Phong Hóa Ngày Nay trong nhiều năm.
Để lưu lại những tài liệu liên quan đến cuộc triển lãm và hội thảo nói trên, Ban Tổ Chức đã thu thập, sắp xếp và in thành một tập Kỷ Yếu.


Nội dung cuốn Kỷ yếu
(gồm bài viết và hình ảnh)
Phần bài viết:
Trong 318 trang, Kỷ Yếu gồm các bài viết như sau:
Lời nói đầu - Phạm Phú Minh

PHẦN I:
CÁC BÀI ĐÃ TRÌNH BÀY TRONG HỘI THẢO

Ngày 6 tháng Bảy, 2013
1. Diễn văn khai mạc - Phạm Phú Minh (Trưởng ban tổ chức Hội thảo)
2. Một vài ký ức về nhạc phụ Tú Mỡ - Doãn Quốc Sỹ
3. Papa tòa báo - Trần Khánh Triệu
4. Thế Lữ và Tự Lực Văn Đoàn - Phạm Thảo Nguyên
5. Những bản nhạc đầu tiên của nền tân nhạc VN
trên báo Ngày Nay - Lê Văn Khoa
6. Họa sĩ Le Mur Nguyễn Cát Tường và vấn đề cải cách Y phục phụ nữ - Nguyễn Trọng Hiền
7. Sự hình thành của kịch mới VN, những đóng góp của TLVĐ và từng thành viên - Phạm Thảo Nguyên
8. Sự sáng tạo mỹ thuật của báo PHNN trong việc trình bày, vẽ bìa, hí họa, minh họa - Ann Phong
9. Phong trào Nhà Ánh Sáng - Đỗ Quý Toàn
10. Phát biểu của cô Tanaka Aki (sinh viên người Nhật Bản)

Ngày 7 tháng Bảy, 2013
1. Đi tìm Nhất Linh - Nguyễn Tường Thiết
2. Kỷ niệm về Hoàng Đạo, ba tôi - Minh Thu
3. Thạch Lam, hình bóng khôn nguôi - Nguyễn Tường Giang
4. Tự Lực Văn Đoàn và văn học cận đại Việt Nam - Kawaguchi Kenichi (giáo sư Đại học Tokyo, Nhật Bản)
5. Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn - Nguyễn Hưng Quốc
6. Ảnh hưởng của Tự Lực Văn Đoàn đối với phong trào Thơ Mới - Trần Huy Bích
7. Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong - Trần Doãn Nho
8. Tình yêu trong tiểu thuyết TLVĐ - Trần Mộng Tú
9. Hoàng Đạo như một nhà văn đương đại - Đặng Thơ Thơ
10. Thử đánh giá lại Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng - Ngự Thuyết
11. Câu chuyện TLVĐ và những điều chưa nói - Phạm Thảo Nguyên

PHẦN II:
CÁC BÀI KHÔNG TRÌNH BÀY TRONG HỘI THẢO
1. Mẹ tôi, thân mẫu của Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam - Nguyễn Thị Thế
2. Mẹ tôi, bà Nhất Linh - Nguyễn Tường Thiết
3. Mẹ tôi (bà Hoàng Đạo) - Từ Dung
4. Mẹ tôi, bà Thạch Lam - Nguyễn Tường Nhung
5. Mẹ nuôi tôi, bà Khái Hưng - Trần Khánh Triệu
6. Mẹ chồng tôi, bà Thế Lữ - Phạm Thảo Nguyên
7. Bướm Trắng-Nhất Linh - Đặng Tiến
8. Cái ấm đất và bộ chén trà Nguyễn Tuân tặng Thạch Lam - Nguyễn Tường Giang
9. Khái Hưng - Thụy Khuê
10. Sự phát triển giữa Văn học và Mỹ thuật - Trịnh Cung
11. Điện toán hóa báo Phong Hóa Ngày Nay - Phạm Phú Minh
12. Một số tài liệu đặc biệt về Nhất Linh chưa công bố (hoặc công bố hạn chế): Ký trình, Thư Trần Trung Dung gửi Nhất Linh...
13. Chiếc áo choàng của Nhất Linh - Nguyễn Tường Thiết
14. Sách Tự Lực Văn Đoàn được dịch sang tiếng nước ngoài
15. Gia đình “Thành Viên Thứ Bảy” Tự Lực Văn Đoàn
16. Đi tìm câu trả lời tại sao hội thảo thành công - Phạm Phú Minh

Phần hình ảnh
Gồm 80 trang màu và nhiều trang hình đen trắng:
- Tất cả những hình ảnh đã được triển lãm liên quan đến thành viên và tác phẩm TLVĐ; về báo Phong Hóa và Ngày Nay; về cải cách y phục phụ nữ của họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường; các bản tân nhạc đầu tiên của Việt Nam đăng trên báo Ngày Nay; về phong trào Nhà Ánh Sáng; các tài liệu về văn học của Nhất Linh và TLVĐ...
- Hình ảnh các thuyết trình viên và cử tọa trong suốt hai ngày hội thảo.
- Hình ảnh một số tài liệu đặc biệt, đã trở thành các “di tích lịch sử” về chính trị và văn học: Nguyễn Tường Tam và Võ Nguyên Giáp trong hội nghị Đà Lạt với đại diện của Pháp năm 1946; bức thư của Tổng Trưởng Quốc Phòng Đệ nhất Cộng hòa Trần Trung Dung gửi ông Nguyễn Tường Tam; chiếc áo choàng của Nhất Linh hiện nay còn ở Đà Lạt; bức họa của Cù Huy Hà Vũ vẽ trong tù gửi ban tổ chức Hội thảo v.v...
DVD kèm theo cuốn Kỷ Yếu:
Kèm theo cuốn Kỷ Yếu là hai bộ DVD:
- Bộ thứ nhất - Gồm hai đĩa ghi toàn bộ diễn biến suốt hai ngày triển lãm và hội thảo.
- Bộ thứ hai – Buổi trình diễn tối ngày 6/ 7/2013 về: Cuộc canh tân Y Phục Phụ Nữ tân thời 1934 – 1941 của Họa sĩ Lemur Nguyễn Cát Tường do ông Nguyễn Trọng Hiền (con trai của họa sĩ) sưu tầm, ban Văn Nghệ  của các Cựu Nữ Sinh Trưng Vương với sự yểm trợ về kỹ thuật của Đài SBTN.
Giá bán: $30 gồm Kỷ yếu + 2 bộ DVD.



Sách và DVD chính thức phát hành vào ngày 22 tháng 9, 2014 tại nhật báo Người Việt và các nhà sách trong vùng Little Saigon. Các bạn có thể đặt mua Kỷ Yếu ngay bây giờ. Trong nước Mỹ giá $30/cuốn là bao gồm luôn cước phí. Xin gửi tên và địa chỉ người nhận + chi phiếu đề tên Yen Tran, gửi về:
Diễn Đàn Thế Kỷ
9702 Bolsa Ave. # 112
Westminster  CA 92683 - USA
Liên lạc e-mail: phamxuandai@yahoo.com