Tôi có một cô em, Ngọc Dung, rất bén nhạy đối với cái đẹp, dù là
trong thi ca, âm nhạc hay hội họa, và cả đối với thiên nhiên. Bất cứ vẻ đẹp nào
cũng có thể làm Dung xao xuyến, có khi nước mắt tự động ứa ra như sự đáp lại từ
tình cảm của mình trước vẻ đẹp mà Dung đang chiêm ngưỡng. Đó là một tâm hồn rất
nhạy cảm đối với nghệ thuật.
Vừa rồi tôi có cơ may được sở hữu một bức tranh của họa sĩ
Nguyễn Đình Thuần, bức Trăng Hoàng Thành. Ngọc Dung và tôi đều thích bức tranh,
đã cùng nhau trao đổi một số cảm xúc và nhận xét mà bức tranh mang lại.
Tạm đúc kết những ý kiến trao đổi ấy --qua điện thoại lẫn qua
e-mail-- thành một bài viết, chúng tôi đồng ý đây là bài viết chung, ký tên cả
hai người. (P.X.Đ.)
Trăng Hoàng Thành, tranh sơn dầu của
họa sĩ Nguyễn Đình Thuần, 24 x 20 inches, 2014.
Phạm Xuân Đài: Trăng Hoàng Thành, chỉ cái tên đó
cũng đã gợi cho tôi nhiều cảm xúc. Mặt trăng, ánh trăng tự nó đã là huyền ảo,
vì chỉ có vào ban đêm và ánh sáng của nó êm dịu không mang nhiệt lượng. Người
ta làm việc trong ánh sáng mặt trời, nhưng thưởng ngoạn cuộc sống trong ánh
trăng. Trăng là thế giới của an nhàn nghỉ ngơi và mơ mộng, của những rung động
thi ca và cảm hứng nghệ thuật.
Hoàng thành là một gợi ý khác, dẫn ta về quá khứ. Vua chúa, thành quách là những tên gọi dễ gây lòng hoài cổ, vì những cái đó chỉ diễn ra trên một sân khấu xa xưa, từ hàng thế kỷ trước. Nhưng các ký ức và vẻ đẹp của thời kỳ đó còn đầy trong tâm tưởng con người hiện đại.
Bức tranh đã đem lại một xúc động mãnh liệt nơi Dung.
Hoàng thành là một gợi ý khác, dẫn ta về quá khứ. Vua chúa, thành quách là những tên gọi dễ gây lòng hoài cổ, vì những cái đó chỉ diễn ra trên một sân khấu xa xưa, từ hàng thế kỷ trước. Nhưng các ký ức và vẻ đẹp của thời kỳ đó còn đầy trong tâm tưởng con người hiện đại.
Bức tranh đã đem lại một xúc động mãnh liệt nơi Dung.
Ngọc Dung
6-2016
Ngọc Dung : Chắc là em đã làm anh tỉnh
ngủ với những lời khen tột bực dành cho bức tranh anh mới đem
về.
Biết sao được
khi bức tranh đã chấn động em. Em rất vui khi anh nhờ em
cắt tấm ảnh chụp bức tranh cho gọn ghẽ, nếu anh không nhờ, làm sao em biết được
sự hiện hữu của bức tranh này. Phải nói em đã có đủ duyên phận để
được thưởng ngoạn nó. Ôi, cái gì cũng phải chờ đến khi duyên thành!!
Em ít khi gọi điện thoại cho anh, lần này em phải gọi anh để cho anh biết ngay các cảm xúc mạnh mẽ của em khi vừa nhìn thấy Trăng Hoàng Thành. Họa sĩ đã phác nên linh hồn của một bài thơ, nhưng tại sao lại mang thơ vào để nói về bức tranh, vậy là không công bằng cho tranh. Nhưng mà em biết dùng tĩnh từ gì ngoài chữ nên thơ cho một bức tranh đẹp như thơ thế này.
Em ít khi gọi điện thoại cho anh, lần này em phải gọi anh để cho anh biết ngay các cảm xúc mạnh mẽ của em khi vừa nhìn thấy Trăng Hoàng Thành. Họa sĩ đã phác nên linh hồn của một bài thơ, nhưng tại sao lại mang thơ vào để nói về bức tranh, vậy là không công bằng cho tranh. Nhưng mà em biết dùng tĩnh từ gì ngoài chữ nên thơ cho một bức tranh đẹp như thơ thế này.
P.X.Đ. : Em vẫn dùng chữ nên thơ cho bức tranh được chứ.
Từ lâu đời người Việt Nam chúng ta vẫn dùng thơ để diễn tả các tình cảm của
mình. Thơ là phương tiện diễn đạt cái đẹp tinh tế nhất, phổ biến nhất mà người
mình vẫn sử dụng từ ngàn xưa. Từ giới bác học cho tới người bình dân, các áng
thơ hay đều được truyền tụng hoặc trong sách vở hoặc trong ca dao và các thể
loại hát hò khác.
Trước các vẻ đẹp
của thiên nhiên hoặc trong đời sống, khi người Việt Nam cho là nên thơ
thì có nghĩa là nó đáng để làm thơ ca ngợi. Đó là một đánh giá rất cao theo
thang giá trị thẩm mỹ của dân mình.
Vậy, hãy xem bức
tranh Trăng Hoàng Thành chứa những yếu tố thơ nào trong nó?
N.D. : Bức tranh
đẹp linh động u nhã, đẹp huyền ảo, đẹp mượt mà, nhu nhuyễn và mềm mại. Một
bố cục thập phần hoàn mỹ. Em nhìn bức tranh mà rơm rớm lệ, họa
sĩ là ai, mà vẽ được chân diện mục của màu trăng cổ độ, trăng
mầu trăng năm cũ, em về như bóng mưa, trăng xanh tràn mấy giọt, người
lồng lộng áo xưa...
Em muốn biết, anh có "thấy" những gì em
"thấy" ở đây? Anh có cho là cô em của anh quá dài dòng rườm
rà thêu hoa dệt liễu ? Anh có thấy một tà áo nguyệt bạch với suối tóc đen quay
lưng lại ở phong hỏa đài ? đó là em của quá khứ, em bước vào
cổ thành để biệt tích với cổ thành, anh có thấy mầu áo em
vàng úa như trăng, trăng là em, hay em đã là trăng. Em muốn anh để ý
đến cách họa sĩ dùng màu xanh, chỉ những mảng xanh nhưng diễn tả trọn
vẹn cái u uẩn, huyền ảo, mông lung của cái đẹp, từ quá
khứ đến hiện tiền.
P.X.Đ. : Dung dùng một loạt các tĩnh từ mô tả: đẹp
linh động u nhã, đẹp huyền ảo, đẹp mượt mà, nhu nhuyễn và mềm mại để chuẩn bị cho một
giấc mơ ban ngày của chính mình, khi đã bị chất huyền hoặc của bức tranh “dẫn”
đi vào sâu trong thế giới cổ. Nghệ thuật tạo hình có mãnh lực ấy ư? Tôi nghĩ là
có thể, với điều kiện có một sự cộng hưởng của người xem tranh. Một tâm hồn cực
kỳ nhạy cảm, đặc biệt với những gì cổ xưa, nếu gặp được một hình thái nghệ
thuật cao độ của thi ca hay âm nhạc, của điêu khắc hay hội họa thì đều có thể
say sưa với tác phẩm, bị tác phẩm cuốn hút vào thế giới chữ nghĩa, âm thanh hay
hình tượng để sống những phút giây thật sự với những thế giới đã mất. Người đẹp
Dung của thế kỷ 21 đối diện với bức Trăng Hoàng Thành, hoát nhiên cảm thấy mình
là một cung nữ hay một tiểu thư hoàng phái của một thuở nào xa xưa, và như
trong một cơn mộng du đang thoăn thoắt bước vào nơi cung cấm mịt mù và lẩn vào
ánh trăng.
Tất cả giống như
một trạng thái lên đồng. Bức tranh đã tạo nên tình trạng đó, nhưng với những
yếu tố nào? Trước hết Dung cho đó là màu xanh những mảng xanh
nhưng diễn tả trọn vẹn cái u uẩn, huyền ảo, mông lung của cái đẹp, từ quá
khứ đến hiện tiền. Hãy nhìn kỹ hơn bức tranh: màu
xanh với nhiều sắc độ khác nhau, loãng hơn ở phần dưới thấp, càng lên cao gần
đến bức tường thành lố nhố phía sau thì càng đậm đặc như đang đi vào sâu trong
màn đêm của quá khứ. Nhưng cách sử dụng màu linh động của tác giả, xanh uyển
chuyển từ những chỗ sáng hơn qua những chỗ tối hơn, nơi thì thuần màu xanh, nơi
gợn ánh vàng, gợn vệt đen như làm nền cho một triều đại vương giả đã qua, nay
chỉ còn chập chờn qua một số sắc màu của tưởng tượng. Mảng xanh đậm gần như đen
phía sau tạo cảm giác hun hút u ẩn của thành quách.
Nhưng cái gì đã
khiến Dung tự thấy mình đang hóa thân thành một phụ nữ ẩn hiện trong khung cảnh
này? Tôi nghĩ chính do người đàn bà trong tranh. Khi nói tới một tà áo nguyệt
bạch với suối tóc đen quay lưng lại ở phong hỏa đài, Dung đang nhìn thấy một ảo
ảnh đang hiện ra trong tâm thức đang cơn hòa nhập với quá khứ, và chính mình “đang
bước vào cổ thành để biệt tích với cổ thành”, hiện tại đã hòa quyện vào quá
khứ. Tôi xem đây là một câu thơ diễn tả khái niệm ước lệ về hình ảnh của ngày
xưa nơi cung cấm trong cơn tự hóa thân của Dung. Nhưng một câu thơ khác đầy
hoan lạc của giấc mơ hóa bướm tiếp ngay sau đó mầu
áo em vàng úa như trăng, trăng là em, hay em đã là trăng thì sự hóa thân đã
nhập vào một hình ảnh cụ thể mà họa sĩ đã tạo nên, người đàn bà mặc áo
vàng dưới ánh trăng. Nhìn kỹ người đàn bà: sắc đẹp của nàng không có dấu vết
của thời gian - nàng không có tuổi - nàng chỉ là sự ngưng đọng tất cả vẻ đẹp
quý phái của một thời, biến thành một bức tượng của nhan sắc vĩnh cữu.
Họa sĩ Nguyễn Đình Thuần (trái) và Phạm Xuân Đài với Trăng Hoàng Thành (6-2016)
Qua sự xúc động của
mình, Dung đã tả bức tranh như thế.
N.D. : Cổ lũy, thành hào gợi ra cho em điệp điệp trùng trùng những câu thơ cổ, trống tràng thành lung lay bóng nguyệt / lòng ta là những hàng thành quách cũ / trong trăng khuya bỗng vẳng tiếng loa mơ / từ ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh / tiếng loa vang giây lát động trăng khuya. Nhìn bức tranh Trăng Hoàng Thành không thể không nghĩ ngay đến thành lũy, chiến hào, bức tường dài vạn lý ngăn giặc Hồ biên cương với mối tình Vọng phu của nàng Mạnh Khương, Vạn lý trường thành trúc oán, Khương nữ vị vong dã, nghĩ đến rợ Hồ lại nhớ giòng thơ Khương địch hà tu oán dương liễu, xuân phong bất độ ngọc môn quan, thôi thì liên miên bất tận như Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Anh Minh có thấy tư tưởng và cảm xúc của em bị đẩy đi quá xa rồi phải không ?
N.D. : Cổ lũy, thành hào gợi ra cho em điệp điệp trùng trùng những câu thơ cổ, trống tràng thành lung lay bóng nguyệt / lòng ta là những hàng thành quách cũ / trong trăng khuya bỗng vẳng tiếng loa mơ / từ ngàn năm cả hồn xưa sực tỉnh / tiếng loa vang giây lát động trăng khuya. Nhìn bức tranh Trăng Hoàng Thành không thể không nghĩ ngay đến thành lũy, chiến hào, bức tường dài vạn lý ngăn giặc Hồ biên cương với mối tình Vọng phu của nàng Mạnh Khương, Vạn lý trường thành trúc oán, Khương nữ vị vong dã, nghĩ đến rợ Hồ lại nhớ giòng thơ Khương địch hà tu oán dương liễu, xuân phong bất độ ngọc môn quan, thôi thì liên miên bất tận như Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai, Anh Minh có thấy tư tưởng và cảm xúc của em bị đẩy đi quá xa rồi phải không ?
Tuy thế em cũng không nghĩ rằng em đã đẩy sự thưởng
ngoạn của mình đi quá đà, vì em, Ngọc Dung, chủ thể đang chiêm ngưỡng
tấm tranh không chỉ nhìn bằng đôi mắt, mà nhìn bằng cả 12 giác quan
(viết đến đây em cười khúc khích vì giác quan
là đề tài anh em trong nhà đang thảo luận tranh cãi *) em
nhìn ngắm với trọn bản thân, thần vía, hồn phách và cả sự liên tưởng của em.
P.X.Đ. : Đọc đoạn văn trên, chúng ta có thể khẳng định ngay: Đúng,
Dung là một người hoài cổ. Nếu tâm hồn không hướng về xưa thì làm sao mà một
người con gái đến Mỹ năm 1975 mới 18 tuổi, không lâu sau đó song song với việc
học hành trong trường lớp của nước Mỹ đã một mình tìm cách tự học chữ Hán, suốt
mấy mươi năm trưởng thành với thơ văn chữ Hán của văn chương Tàu lẫn Việt, làm
vốn cho một cuộc sống di dân không bao giờ quên nguồn cội. Đối với một người có
tính hoài cổ thì việc đưa tâm hồn mình về quá khứ để tìm gặp tiền nhân có thể
cũng quan trọng tương đương với việc bương chải hàng ngày để sống với xã hội Mỹ
văn minh. Dung đã tạo được sự quân bình giữa hai đối cực ấy để sống thực với
chính mình.
Một tâm hồn như thế
làm sao mà tĩnh lặng được, khi gặp Trăng Hoàng Thành của Nguyễn Đình Thuần?
Dung đã không kềm chế được sự sôi nổi để dàn trải các cảm xúc của mình, đã bơi
lội trong bức tranh đó như con cá gặp nước, gặp đúng môi trường mà mình vẫn
thường xuyên hướng về như một cái nôi êm dịu của một cõi thơ ấu nào trong các
kiếp sống mà mình đã trải qua. Ánh trăng trên thành quách cũ, màu áo vàng một
thuở hoàng tộc xưa, sắc màu huyền ảo lung linh như hương khói của một buổi lên
đồng... tất cả làm thành một tổng hợp thu hút cảm nhận của một người đa cảm.
Thu hút toàn diện sự sống của người đó, không phải chỉ qua một số giác quan
nào. Giác quan thì cảm nhận còn thô thiển, cả sự sống thể chất và linh hồn như
một toàn diện đã hóa thân hẳn vào bức tranh, để bật lên những câu thơ xưa,
những cảm xúc xưa, những cảnh tượng xưa đã bao lâu nay mai phục trong con người
ấy bây giờ trào dâng không còn bờ bến...
Anh Minh có thấy tư tưởng và cảm xúc của em
bị đẩy đi quá xa rồi phải không ? A, chính đương sự
cũng có lúc thấy mình đã đi quá xa. Không, đó chỉ là một cái giật mình. Thật ra
người xem tranh không đi đâu xa cả, tất cả mọi thứ đều nằm sẵn trong tâm thức
của Dung, gặp ngoại giới phù hợp thì hiện hình đó thôi. Quá trình mấy mươi năm
tích lũy những trống tràng thành, những bóng nguyệt, những thiếp và chàng,
những thành lũy và chiến hào... để làm gì, nếu không phải chờ những giây phút
như thế này làm náo động hẳn lên mảnh sơn dầu ghi lại một ánh trăng, một người
con gái áo vàng, một không gian trời đêm xanh thẳm, mà đó đồng thời cũng là màu
của thời gian? Bức tranh đã khiến vốn liếng tinh thần tình cảm giàu có của Dung
bỗng dưng giống như Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai ào xuống ngập lụt
tâm hồn người thưởng ngoạn.
Trình độ thưởng
ngoạn tác phẩm nghệ thuật nằm ở đâu? Phải chăng ở mức độ thẩm thấu tinh thần
tác phẩm vào tâm hồn và trí tuệ của người xem? Có bao nhiêu cách tiếp nhận,
cách hiểu, cách cảm, mức độ thế nào gọi là cao? thế nào gọi là thấp? Tâm hồn
con người có cần phải giống như một miếng đất phải được sửa soạn sẵn để tiếp
nhận những gì được sự sáng tạo gieo vãi ra? Hay cứ hồn nhiên không cần một
chuẩn bị gì hết, phơi phới đón vào mình những vẻ đẹp của đời? Trước một vẻ đẹp,
có bắt buộc nhận thức của tất cả mọi người phải giống nhau? Hay là nên tự do
theo cách riêng của mỗi người? Hay đó là sự tùy duyên?
Các câu hỏi trên chỉ là mong cầu tìm đến một bến bờ vững chắc trong việc thưởng thức nghệ thuật. Nhưng tôi xin bỏ ngõ tất cả, vì biết khó có câu trả lời nào hoàn toàn thỏa đáng. Hay là, cứ để tự nhiên cho mỗi người tự trả lời câu hỏi nào thích hợp và cần thiết với mình.
Các câu hỏi trên chỉ là mong cầu tìm đến một bến bờ vững chắc trong việc thưởng thức nghệ thuật. Nhưng tôi xin bỏ ngõ tất cả, vì biết khó có câu trả lời nào hoàn toàn thỏa đáng. Hay là, cứ để tự nhiên cho mỗi người tự trả lời câu hỏi nào thích hợp và cần thiết với mình.
Tôi chỉ biết cảm ơn
họa sĩ Nguyễn Đình Thuần đã tạo ra một tác phẩm đẹp, làm say sưa tâm hồn cô em
của tôi, và dĩ nhiên cả tôi nữa. Chúng tôi nghĩ, sự đồng cảm của người xem
tranh đối với những gì họa sĩ gửi gắm trong đó sẽ làm bộc lộ những giá trị còn
tiềm tàng của bức tranh. Đó chính là sự tương tác giữa sáng tạo của nghệ sĩ và
người thưởng ngoạn. Và cũng nhờ tác phẩm này tôi mới có dịp biết rõ hơn một số
góc cạnh của tâm hồn Dung. Bên cạnh các cảm nhận của chính tôi về nghệ thuật
tạo hình của Nguyễn Đình Thuần bạn tôi, phần lớn bài viết được thành hình với
nhiều ý tưởng và cảm xúc mạnh mẽ một cách khác thường của Ngọc Dung.
Sau khi trao đổi một
số ý kiến về bức tranh, anh em chúng tôi quyết định sắp xếp để gộp chung thành
một bài viết. Đây là một thử nghiệm khá mới mẻ đối với chúng tôi. Có thể bài
viết sẽ có những cái nhìn không hoàn toàn giống nhau. Nhưng ý tưởng về nghệ
thuật lâu nay vẫn thế, qua các lăng kính khác nhau sẽ có những cái nhìn khác
nhau, làm sao tất cả đều giản dị như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất?
Tôi bỗng nhớ đến
câu thơ này của Thành Tôn làm đã lâu, và muốn mượn để ôm ấp, vỗ về tất cả các
nỗi niềm đầy thổn thức vương vấn về xưa đã bộc lộ trong bài viết này:
Vẫn em đó, không là em duyên phận
Gió phương nào thổi trắng tóc trăng xưa.
29-6-2016
Ngọc Dung và Phạm Xuân Đài
* Trong cuộc trao đổi sôi nổi
về giác quan đó, ý kiến này đã được nêu lên:
Theo Rudolf Steiner thì con người
có 12 giác quan không hơn, không kém.
1. Touch
2. Life sense
3. Self Movement sense
4. Balance
5. Smell
6. Taste
7. Vision
8. Temperature sense
9. Hearing
10. Language sense
11. Conceptual sense
12. Ego sense