Trần Mộng Tú bắt đầu bài viết Mẹ và
Con bằng câu: Buổi chiều đang
xuống từ vòm cây trứng cá... Một
cách điềm tĩnh, thản nhiên, như đang tả một cảnh chiều bình thường. Nhưng không
phải, buổi chiều đó không có trong hiện tại, mà chỉ hiện ra trong tâm trí đang
chờn vờn mê ngủ của tác giả. Tác giả kể lại hôm sau: Tôi đi ngủ lúc mười một
giờ rưỡi tối qua, được một giấc ngắn chợt thức dậy, nằm đếm cừu mãi vẫn không
ngủ lại được, trong lòng lại tự nhiên thấy nhớ mẹ quá, mẹ đã mất cách đây hai
mươi lăm năm... Bèn ra ngồi vào máy bắt đầu viết trong trạng thái tâm thần mông
lung...
Tuesday, April 11, 2017
CUỐN KINH KHAI NGỘ
Năm
1947, tôi rời làng theo gia đình đi tản cư, những năm đi học ở “vùng tự do” tại
liên khu 5 không có dịp được đọc nhiều sách. Trong vùng kháng chiến đời sống
rất thôn dã, đi học nay đây mai đó trong những ngôi trường tạm bợ; không xuất
bản, không hiệu sách, được đi học với những quyển vở giấy nội hóa đen thui đã
là may mắn. Thỉnh thoảng cũng được một quyển sách mượn từ những gia đình giàu
và học thức, truyện Tàu, và nói chung những cuốn tiểu thuyết xuất bản trước 1945.
Tôi nhớ đã thấy, và đọc vài cuốn của Tự Lực Văn Đoàn trong thời gian này, và
tôi hay nhìn bìa sau của cuốn sách, xem thư mục của từng tác giả như là nhìn
vào một thế giới xa xôi không biết bao giờ mình mới có dịp biết hết những cuốn
sách ấy. Nhìn mãi đâm ra thuộc những tên như Thừa Tự, Thoát Ly, Trống Mái, Tiêu Sơn Tráng Sĩ, Đoạn Tuyệt, Đôi Bạn,
Bướm Trắng, Con Trâu, Bên Đường Thiên Lôi, A-Na-Kha-Lệ-Ninh... mỗi tên sách
là một bí mật đối với tôi, có khi có thể tưởng tượng ra nội dung, có khi không
hiểu ngay cả tên gọi --Cái Ve chẳng hạn, đó là cái gì vậy? Mới ngoài mười tuổi,
học hành theo lối được chăng hay chớ của của thời kháng chiến thì kiến thức
sách vở cũng trôi nổi lắm, nhưng những gì đọc được, dù với trí óc còn non nớt,
cũng gây ấn tượng mạnh. Nhưng suốt thời gian tản cư tôi chẳng được đọc một
quyển sách nào của Thạch Lam, ngoài cuốn Hạt
Ngọc, thuộc loại Sách Hồng dành cho trẻ em.
ĐỌC "NHỚ TIẾNG À ƠI"
Trong mười mấy năm phụ trách trông coi bài vở cho tạp
chí Thế Kỷ 21, tôi được dịp quen biết với nhiều nhà cầm bút. Nhiều người đã nổi
tiếng trên văn đàn, cũng có những người mới bước vào công việc viết lách. Nhưng
đối với ai, Tòa soạn cũng có nhiệm vụ đọc kỹ bài vở của họ để quyết định đăng
hay không. Và kinh nghiệm thú vị nhất của người làm tòa soạn là khi khám phá một
bài viết hay của một tác giả hoàn toàn xa lạ.
Monday, April 10, 2017
Subscribe to:
Posts (Atom)