Thursday, May 29, 2014

Âm Thanh trong Tình Quê


Có những loại âm thanh xem ra rất quen thuộc nhưng người ta chưa bao gi nghe, mà chỉ đọc thấy trong văn chương. Tiếng chiêng, tiếng cồng, tiếng tù và chẳng hạn, không phải ai, nhất là những người sinh ra từ khoảng giữa thế k này (1) và lớn lên ở thành phố, đều đã có dịp nghe, mặc dù vẫn hát hoặc nghe hát:

Chiêng trống cồng mừng anh lên rẫy xuống đồi xuống nương đi cày...
Hoặc đọc trong thơ bà Huyện Thanh Quan: Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn.

Dám chắc hầu hết học sinh nếu không được thầy giảng cho thì cả đời cũng không hiểu được “tiếng ốc” là gì, chứ đừng nói đã nghe nó. Nhiều người có thể còn hỏi: con ốc mà kêu được sao?
Có những loại âm thanh không bao gi phổ biến, chỉ có tại một vùng nào đó thôi, người nơi khác đọc thấy tha hồ tưởng tượng, nhưng mỗi người tưởng tượng một khác, thậm chí có trường hợp lại hiểu sai đi. 



















 Sông Mã

Hồi ở trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa, tôi khá thân với anh Sĩ, một sĩ quan cảnh sát người Nam rất giỏi nhạc lý, trước kia có chân trong ban nhạc của Cảnh sát ở Sài Gòn. Một buổi chiều đi làm về, cảnh trí hai bên đường êm đềm bát ngát, một bên là nương sắn và đồi núi, một bên là dòng sông Mã trong xanh, chúng tôi nghe trên đồi vẳng xuống hàng loạt tiếng “lốc cốc... lốc cốc...” không đều nhau, lúc thưa thớt, lúc rộn rã dồn dập, tôi nói với anh Sĩ: “Anh có bao gi sống đúng với cái cảnh ông Phạm Duy đã tả trong bài Nương Chiều như hôm nay chưa:

Chiều ơi, lúc chiều về rợp những nương khoai
Trâu bò về giục mõ xa xôi, ơi chiều

Anh nghe tiếng trâu bò giục mõ đó không?” Anh Sĩ nhìn tôi, trợn mắt, miệng há hốc như vừa khám phá ra một bí mật anh không bao gi ng tới: “Trời ơi... trời ơi... té ra... giục mõ là như thế đó hả? Lâu nay tôi hiểu chữ này hoàn toàn khác, đúng ra là tôi không hiểu gì cả. Tôi tưởng 'mõ' đây là cái miệng con trâu con bò, còn 'giục' nói theo giọng Nam, có nghĩa là vục vào, đưa vào. Ha ha ha ha...”
Anh cười ngặt nghẽo, vừa đi vừa ôm bụng cười cho cái sự lầm lẫn đơn giản mà trọng đại đến thế. Tôi nói với anh: “Tôi không lầm như anh, nhưng mãi cho đến khi ra ở vùng này tôi mới thấy trâu bò được treo mõ vào cổ và biết được cái tiếng mõ ấy phát ra như thế nào. Một khi đã thả trâu bò vào rừng núi để ăn lá mà không có tiếng mõ tự động phát ra liên tục như thế thì làm sao biết nó ở đâu mà tìm. Tìm một con đã chết giở, chứ đừng nói cả đàn. Rồi một hôm tôi bỗng liên hệ được cái 'tiếng mõ xa xôi' của ông Phạm Duy với tiếng lốc cốc của đàn trâu ở đây, từ sự thưởng thức hàm thụ một tác phẩm nghệ thuật đến lúc sống thực với nó, chứng nghiệm nó, lắm khi là một đoạn đường rất dài, có thể là một 'con đường đau khổ' như anh với tôi đang đi.”
Anh Sĩ nói: “Nhưng làm sao trước kia anh hiểu được cái vụ 'giục mõ' này? Dù chưa thấy, chưa nghe, nhưng anh đã hiểu đúng chớ không lầm tai hại như tôi!”
Tôi trả lời: “Không phải khi bắt đầu hát bài đó khi còn niên thiếu là tôi đã hiểu ngay đâu. Rất nhiều điều mình nghe hoặc đọc từ nhỏ mãi lớn lên mới dần dần hiểu ra. Tôi kết hợp với hình ảnh trong những sách khác, nhất là sách truyện đường rừng ngoài Bắc trong đó mô tả trâu bò đeo mõ, rồi những phương ngữ như trâu gõ mõ, chó leo thang, mà dần hiểu ra thôi. Mà cũng hiểu lơ mơ đại khái, phải dùng trí tưởng tượng để bù đắp rất nhiều. Tôi chắc không riêng gì tụi mình ở trong Nam khó hiểu những vụ như thế này, một người nhỏ lớn sống ở Hà Nội chắc cũng không hơn tụi mình trong chuyện 'giục mõ' này đâu.”
Ông sĩ quan cảnh sát nhận xét: “Nhưng nh phát âm đúng chính tả mà họ sẽ không bị những cái sai lầm tày trời như tôi vừa rồi.”
“Cái đó thì tôi đồng ý với anh. Tôi có một người bạn thân người Bạc Liêu, chơi với nhau từ thời cùng học trung học, mãi đến khi lớn lên tôi mới tình c khám phá những cái hiểu lầm tương tự như anh vừa rồi nơi bạn tôi, chung quy cũng tại cách phát âm không phân biệt của miền Nam.”
Anh Sĩ tò mò: “Anh ấy hiểu lầm cái gì?”
“Thời sinh viên chúng tôi vẫn còn thường ăn một mâm nằm một chiếu với nhau. Một buổi tối trước khi ngủ tôi nằm luận với bạn tôi về bài Lữ Hành, a, tình c vụ này cũng lại liên quan đến chữ nghĩa của ông Phạm Duy như hôm nay. Hồi đó tôi mới khám phá ý nghĩa triết học của bài Lữ Hành, khoái lắm, muốn chia sẻ với bạn:

Người đi trong không gian
Nhịp xe uốn vòng tử sinh
Bánh xe tang ngoại ô
Chiếc nôi trong vườn hoa

Thấy chưa, cuộc sinh tử ở đời được tác giả gói trọn trong hai hình ảnh ngược nhau: chiếc xe chở người chết đi chôn ở vùng ngoại ô buồn thảm, và chiếc nôi của em bé sơ sinh tượng trưng cho sự sống lại nằm tại một nơi tươi sáng là vườn hoa...’ Tôi đang thao thao tới đây thì bạn tôi bỗng kêu lên: Chết cha, lâu nay mình đâu có dè chữ 'xe tang' là xe đám ma, mình vẫn tưởng tác giả tả hình ảnh một chiếc xe dần dần 'tan biến' 'tan đi' mkhuất ở một nơi xa xôi ở ngoại ô thành phố. Ờ, ... 'xe tang' là có lý quá, hay quá, sao lâu nay mình không nghĩ ra được!” Anh Sĩ lại cười sặc sụa, khoái chí vì có đồng minh. Tôi nghĩ những hiểu lầm như thế có rất nhiều, mỗi ngươi đều mang trong mình một mớ, rồi dần dần theo với sự lịch duyệt ở đời được giải dần đi. Cũng có khi cho đến chết vẫn chưa giải được hết, trường hợp này thôi đành chờ kiếp sau giải nốt, nếu gặp duyên may.

Trở về với những âm thanh thường được nhắc trong văn chương. Tiếng mẹ ru. Chắc chắn đây là loại tiếng phổ quát nhất, vì ai cũng có mẹ, và bà mẹ nào cũng ru con. Tiếng ru được ca tụng là phải vì trên đời còn thứ tiếng gì êm đềm hơn, đẫm tình cảm hơn, mang đầy sức sống hơn, mà lại đến với một con người từ buổi còn non nớt. Dù ngày nay chưa chắc bà mẹ nào cũng biết ru con, và một số điệu ru đang là đối tượng cho những nhà sưu tầm khôi phục, gìn giữ, nhưng tiếng mẹ ru không là một cái gì xa lạ đến nỗi một người có thể nói tôi chỉ đọc thấy nó trong sách chứ tôi không biết nó là cái gì. Không như tiếng sáo diều, thứ tiếng được nói đến rất nhiều trong các âm thanh làm nên tình tự quê hương, nhưng đa số ngưi Việt Nam lại chưa có dịp nghe một lần trong đời mình.

Tôi cũng chưa được nghe sáo diều như thế nào cả. Như trường hợp tiếng mõ trâu bò trước đây, tôi biết nó nhưng tôi chưa nghe nó, chưa nói đến chuyện cảm nó. Tiếng sáo diều có trong bầu trời thơ ấu của tôi qua những truyện, những thơ tôi đọc, âm thanh ấy đi vào ngõ mắt chứ không phải qua thính giác. Nó có tạo thành một cảm giác vi vu nào đó trong tôi, có lẽ vậy, vẫn thành một tình cảm quê hương, nhưng là một tình cảm ước lệ chứ không có thực chứng. Có thể trong đời sống chúng ta mang nhiều tình cảm loại đó, một cách có ý thức hoặc không có ý thức đầy đủ, do một số các điều kiện mang lại. Không kể các chế độ độc tài bưng bít mọi thứ để cố tình nhào nặn tình cảm con người theo ý họ muốn, văn chương sách vở là thứ mang lại cho con người nhiều tình cảm ước lệ nhất.
Vì thế mà các bậc phụ huynh mấy thế hệ trước đây nhất thiết cấm con gái không cho đọc tiểu thuyết, cũng chỉ vì sợ những tình cảm ủy mị, những mối tình lâm ly sẽ làm “hư” con mình. Xa hơn nữa thì:
Đàn ông chớ đọc Phan Trần
Đàn bà chớ kể Thúy Vân Thúy Kiều.

Những tình cảm mà văn chương mang lại, tuy là vay mượn, nếu không được hướng dẫn, điều chỉnh đúng mức thì một ngày kia sẽ thành tình cảm thực nơi một con người. Don Quichotte là một ví dụ. Chàng đọc quá nhiều sách kiếm hiệp đến độ nhập tâm, một ngày kia bèn lên ngựa để đi hành hiệp giống y như những trang hiệp sĩ mà chàng tiêm nhiễm trong sách. Tôi nghi nhiều tình cảm trong chúng ta cũng “giả” như vậy, kể cả cái gọi là tình quê hương, nhất khi vì nhu cầu chính trị, nó được điều động ca ngợi như là một thứ không có không được, không có thì “không lớn nổi thành người,” vân vân. Cũng như tiếng sáo diều đã nhập vào tâm thức của tôi đến độ tôi tưởng tiếng kêu của nó là tiếng tình tự quê hương của tôi, trong khi tôi chưa hề nghe thấy nó bao gi. Tuy nhiên tôi không buồn vì tình trạng giả ngụy như vậy, vì đời sống tinh thần của tôi đã bị điều kiện hóa từ khi còn thơ bởi sách vở, và những tình cảm tôi tiêm nhiễm được ấy là tốt chứ không phải là xấu. Tiếng sáo diều hàm thụ ấy không có lỗi gì đối với tôi vì nó có thực trên bầu trời quê cha đất tổ của tôi là châu thổ sông Hồng, được mô tả lại bởi những tấm lòng yêu mến quê hương thành thật, tôi tiêm nhiễm nó, cho nó thành một tình cảm của tôi về quê hương. Cũng được thôi, miễn là tôi không hiểu sai về nó (ví dụ như hiểu ra đó là tiếng véo von của một... loại chim, giống như trường hợp “giục mõ” thành “vục mỏ” vậy), hay dùng nó một cách giả dối.

Tôi không nhớ trong những bài luận tả làng quê tôi làm lúc nhỏ có khi nào tôi nói đến tiếng sáo diều không, nếu có thì hoàn toàn do tôi cóp ý của các tác giả mà tôi đọc, chứ làng quê tôi thì trừ trẻ con chơi thứ diều nhỏ đơn sơ dây ngắn, người lớn không ai chơi thả diều, nói gì đến diều có sáo. Mãi lớn lên tôi mới biết qua sách vở rằng thôn quê miền Bắc ngày xưa có môn chơi diều rất thịnh hành, làm diều, thả diều là một môn nghệ thuật khá phức tạp, và đặt những ống sáo trên diều để nó phát ra tiếng kêu trên không lại là một nghệ thuật khác. Tiếng kêu ấy, đồng hóa vào bầu trời quê hương, để các tác giả miền Bắc không tiếc lời ca tụng, nhớ thương, cho thấy đời sống nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng ngày xưa có nhiều vẻ đẹp, người dân cần cù khổ cực nhưng biết tô điểm cho đời sống. Quê tôi ở miền Trung không có đánh đu, tung còn, hát trống quân, hội hè rước xách, và trên không trung không có tiếng sáo diều. Dĩ nhiên không phải vì thế mà người ta kém yêu quê hương nơi mình sinh ra, nhưng người đọc sách vẫn tưởng tượng mình có một chốn quê hương khác, nhiều màu sắc, nhiều dáng vẻ hơn, nhất là đó là nơi gốc gác xưa cũ của tổ tiên mình. Trong cuốn hồi ký Miền Thơ Ấu của Vũ Thư Hiên  (kể lại một quãng đời thơ ấu của tác giả khi ông được đưa về sống ở làng quê trong vùng Bùi Chu, thời gian khoảng đầu thập niên 40) có một đoạn nói về sáo diều, tuy ngắn thôi, nhưng tôi rất thích vì cho tôi thêm một số hiểu biết sống động về môn này, củng cố thêm cho cái tiếng vi vu bay lâu vẫn thầm lặng nằm trong tình quê hương của tôi. Xin ghi lại đây đoạn văn ấy:

Dạo ấy, tôi mải chơi diều. Đó là thú chơi truyền thống của cả làng, không trừ nhà nào. Ông tôi cũng là một tay chơi diều cự phách. Gác trên mái nhà ngang là một bộ khung diều cực lớn, dài cả hai gian nhà. Bên trên nóc hòm gian của cô Gái còn một cái sáo đại, to bằng bắp đùi ngươi lớn. Thời gian đã phủ một lớp bụi dày trên lớp sơn then của nó. Nhân một hôm dọn dẹp nhà cửa tôi đã mang cái sáo ra lau chùi. Bình thường, tôi cầm cái sáo trong tay dăng ngang mà chạy thật lực thì sáo kêu, kể cả các sáo lớn, nhưng với cái sáo này thì dù chạy nhanh tới mấy, dù có đứng tại chỗ mà quay tít người để tạo ra gió mạnh thổi vào họng sáo, nó cũng chỉ phát ra một tiếng thở dài trầm trầm, như thể nó nuối tiếc những ngày vang bóng xa xưa, khi còn được nghễu nghện trên hai cánh diều đại mà bay lượn trên trời cao.
Cô Gái nói tên nó là sáo cồng, nghĩa là khi nó hát, tiếng nó to và vang xa, tựa tiếng cồng vậy. Cô Gái cũng kể lại rằng để đưa sáo cồng lên phải có một cái diều to, sải cánh dài trên ba gian nhà và chỉ có thể thả thứ diều này trong cơn bão nhẹ với hàng chục ngươi đưa và nhử trên cánh đồng trống. Dây diều phải làm bằng chão gai ngâm, mềm nhưng cực dai, cột chặt vào gốc cây lớn. Bà kể say sưa đến nỗi tôi hình dung ra cô tôi ngày trước — một đứa con gái nhỏ nhảy chân sáo theo người lớn ra đồng, trong gió lớn làm bay tung mái tóc, hớn hở cho phút cánh diều khổng lồ bay lên giữa tầng mây u ám.
Thả diều là môn chơi của văn minh nông nghiệp, khi con người còn gần gũi thân thiết với thiên nhiên, biết mượn sức gió để bày ra một trò chơi, để tạo nên một điệu nhạc giữa bầu trời chiều quê lồng lộng. Điệu sáo do trời thổi ấy đã để lại một k niệm êm đềm dai dẳng vì nó phát ra từ trời cao vọng xuống, người ta không nghe nó mà đón nó vào hồn. Không biết tiếng sáo diều bắt đầu ngân nga trên bầu trời Việt Nam tự thời nào, nhưng âm vang của nó rất sâu và rất xa. Tiếng sáo đã ngưng mà lòng người vẫn còn nghe văng vẳng, nó cùng bao âm thanh khác nữa góp phần xây dựng nên một tình tự mà ta vẫn gọi là tình tự quê hương.

Chú thích
1. Bài này được viết vào những năm cuối của thế kỷ 20.