Tôi đọc bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ của Bùi Giáng lần đầu tiên vào thập niên 50, trên tờ Phổ Thông do ông Vũ Quốc Thúc chủ trương, xuất bản tại Hà Nội trước cuộc di cư năm 1954. Tuổi học sinh, đọc là tôi mê bài ấy ngay, nỗi mê gần giống như khi đọc Les Étoiles của Alphonse Daudet, có lẽ với nhiều cảm động hơn. Một bên là chàng chăn dê giữa rừng núi với tình yêu bầy dê của mình, một bên là chàng chăn cừu với mối tình chớm nở với cô con gái ông chủ. Tuổi thanh thiếu niên dễ "bắt" những rung động ấy lắm. Và tôi không ngờ "mối tình" của tôi với Nỗi Lòng Tô Vũ của Bùi Giáng lại dai dẳng đến thế, sau này tôi đã đọc nhiều thơ, văn của anh, đã quen biết anh, nhưng hình ảnh chàng chăn dê trên núi trong một buổi chiều "ước thệ" với những vòng đeo cổ dê và cổ chính mình vẫn ở mãi trong lòng tôi như một vùng trong sáng thuộc vào tuổi trẻ. Tuổi trẻ của tác giả, và sau đấy, của tôi.
Chúng
ta hãy cùng đọc lại bài thơ:
Nỗi Lòng Tô Vũ
Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê
ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú
Đồi
tăm tắp chạy về ôm chân núi
San
sát đồi phủ phục quấn núi xanh
Chiều
xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
Trời
núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi
từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy
múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi
từ nay tha hồ em mặc sức
Vang
vang lên đồi núi giọng be be
Những
bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
Dùi
Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
Bao
lần anh cùng chúng em lận đận
Bôn
ba qua rú rậm luống rùng mình
Những
bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
Nước
trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
Những
bận nào mịt mùng mưa gió ướt
Đẫm
thân mình co rúm lạnh như băng
Em
nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
Những
ngậm ngùi đầu núi canh khuya
Vàng
cao gót nai đầu truông hãi sợ
Gió
cây rung trút lá mộng tan lìa
Nhưng
từ nay Giáp Nam anh đóng trại
Cố
định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
Dưới
nắng mưa tha phương du mục mãi
Cay
đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm
Chiều
hôm nay bên chó vàng chễm chệnh
Anh
lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
Khoanh
mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
Vòng
cho em từng chiếc sắp xong rồi
Chiều
đã xuống em đà no nê chắc
Huýt
tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
Mỗi
chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
Lại
mau đây! to nhỏ cổ anh so
Này
em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
Này
em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
Này
em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
Này
em Hoa Cà * hỡi! chiếc nâu
Ngẩng
đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo
vòng vào em nghểnh cổ cong xinh
Ngẩng
đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi
gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
Ngẩng
đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ
lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao
người em trăm năm lời ước thệ
Đây
lần đầu cảm động nhất mà thôi **
Vòng
em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành
riêng mình - Dê hỡi hiểu vì sao ?
Vì
lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán
đời mình trọn kiếp với Dê Sao
Nhìn
anh đây các em Vàng Đen Trắng
Tía
Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưa ?
Từ
từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
Anh
từ từ đưa xuống cổ đong đưa
Và
giờ đây một lời thề đã thốt
Nghìn
thu sau đồi núi chứng cho ta
Cao
lời ca bê hê em cùng thốt
Hòa
cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha
Và
giờ đây hoàng hôn mờ chĩu nặng
Bốn
bề tràn lan bóng mịt mùng sa
Xếp
hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
Rập
ràng về bế hế rập ràng ca
* Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậỵ. Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lơ. Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).
** Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao
cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê
vậỵ.
*
Một
bài thơ cảm động mô tả việc chăn dê ở vùng đồi núi Quảng Nam và tình yêu bầy dê
của tác giả, với các hình ảnh vô cùng nên thơ. Nhưng câu đề từ ở đầu bài: Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi
Trung Việt - Nam Ngãi Bình Phú gây thắc mắc cho nhiều người, trong đó có
tôi. Trong những dịp gặp Bùi Giáng trước năm 1975 và gần đây, đầu thập niên 90,
tôi đều quên nhờ anh giải thích những điều rõ ràng là nói quá lên: về thời
gian, không làm gì có chuyện Bùi Giáng đi chăn dê trong 15 năm, về không gian
thì cả vùng núi đồi Nam Ngãi Bình Phú là quá lớn đối với địa bàn chăn dê thật của
nhà thi sĩ. Bây giờ tôi đành tìm cách giải thích câu ấy một mình vậy.
Công
việc chăn dê của Bùi Giáng chỉ có vào một thời gian ngắn tại núi đồi huyện Quế
Sơn tỉnh Quảng Nam, trong khoảng từ 1945 đến 1952 là năm anh "nhảy đồn"
để về thành phố. Câu đề từ trên về thời gian và không gian đều được nới dài và
rộng ra, để nhằm gợi một cái gì đấy nhiều hơn là để tường trình một giai đoạn của
đời tác giả. "Mười lăm năm" có lẽ được mượn từ đoạn đời trôi nổi của
nàng Kiều, một khoảng thời gian trở thành chuẩn mực để chỉ nỗi trắc trở lênh
đênh; trong giới văn học, "mười lăm năm lưu lạc" gần
như thành một thành ngữ. Và miền núi đồi bốn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định,
Phú Yên gợi nên cái không gian Liên khu Năm trong thời kháng chiến chống Pháp
mà Bùi Giáng đã đi lại nhiều lần.
Thời
gian ấy, không gian ấy sẽ hỗ trợ cho không khí và nỗi lòng của chàng Tô Vũ mới,
và làm cho mối tình của chàng với bầy dê thấm đượm một màu sắc riêng. Mười lăm
năm nói lên một nỗi truân chuyên, mượn số năm lưu lạc của nàng Kiều để chỉ một
thời gian ngắn hơn nhiều của đời mình, Bùi Giáng có lẽ đã có tiên cảm về nỗi bất
trắc lớn lao của dân tộc trong vòng vây không thoát được của chủ nghĩa cộng sản.
Và núi rừng Nam Ngãi Bình Phú là một không gian đặc biệt của thời ấy, lúc phá hết
phố phường biệt ly đời gấm hoa, đời sống cả một vùng giai đoạn đầu kháng
chiến nhuốm đầy vẻ tươi sáng hào hùng dù rất kham khổ thô sơ, nhưng từ đầu thập
niên 50 bắt đầu xuất hiện các vệt đen của đấu tranh giai cấp và việc ép buộc đổ
vào một khuôn tất cả mọi sinh hoạt tinh thần, tư tưởng - cái khuôn mác xít.
Nỗi
lòng Tô Vũ là nỗi lòng của kẻ lưu đày. Tô Vũ là một nhân vật bên Tàu thời Hán
Vũ Đế, khi đi sứ sang Hung Nô đã bị nước này giữ lại, bắt đi chăn dê trong 19
năm, gọi là Tô Vũ Mục Dương. Bùi Giáng học ở kinh đô Huế, năm 1945 ở vào tuổi
19, đầu óc đang trong cơn khao khát rộng mở đến bao chân trời kiến thức, thì vì
thời cuộc phải ngưng học đột ngột, về sống với xóm làng rừng núi quê nhà. Nhưng
điều quan trọng là khi cuộc kháng chiến bùng nổ, vùng Nam Ngãi Bình Phú thành
biệt lập với thế giới bên ngoài. Một đời sống hoàn toàn tự cấp tự túc, kể cả và
nhất là về học thuật, văn hóa, tư tưởng.
Thời
ấy nền giáo dục của cả Khu Năm chỉ đến hết bậc trung học, muốn học đại học phải
ra đến Khu Bốn mới có. Năm 1950 Bùi Giáng thử thời vận một lần với việc học vấn,
lên đường đi dọc theo dãy Trường Sơn ra đến Hà Tĩnh để theo học đại học tại đấy.
Nhưng ngay trong buổi khai giảng, sau khi nghe diễn văn của ông Viện trưởng thì
Bùi Giáng quyết định bỏ về không học nữa. Bài diễn văn ấy có lẽ đã bắt đầu có dấu
hiệu của sự nô dịch dân tộc bằng hệ ý thức mác xít. Bùi Giáng thất vọng. Các dự
cảm đang biến thành sự thật.
Sau
đó ông chỉ còn một con đường là tự biến mình thành Tô Vũ. Đó là sự tự lưu đày
trên quê hương, với ý thức rất rõ rằng tư tưởng của mình, đời sống trí tuệ của
mình đang bắt đầu bị vây khốn. Cuộc đời chăn dê và hình ảnh bầy dê chỉ là lối
thoát mặt nổi của riêng một người, trong một thời mà bao nhiêu dáng vẻ phong
phú bay bổng của tinh thần đang dần dần phải đưa hết vào trong một cái rọ.
Rõ
ràng "đoạn đời 15 năm" và " núi đồi
Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú" là lối nói thậm xưng để thành một
loại mật ngôn, nhằm chuyển tải một tâm sự. Ngay cả việc chăn dê cũng chỉ là một
cái cớ. Thời gian, không gian, công việc ấy chỉ là các khái niệm tượng trưng,
nhờ đó gợi lên những tình ý mông lung hơn về một thời điểm, một nơi chốn và một
tình trạng. Nội dung bài thơ chỉ thuần túy nói về việc chăn dê và cái tình của
tác giả đối với bầy dê, với hình ảnh, ý tứ và ngôn từ đẹp, nên thơ, độc đáo.
Duy chỉ tựa đề bài thơ và nhất là câu đề từ hơi lạ, khiến người đọc suy nghĩ,
và tìm cách đưa ra một giải thích. Nhưng đó là một mấu chốt không thể không giải
của bài thơ Nỗi Lòng Tô Vũ.